Trường mẫu giáo Xinnan là một dự án thiết kế kiến trúc của Jin Niu tại Trung Quốc. Mặc dù gặp nhiều bất cập về mặt dữ liệu thiết kế và tài chính, nhưng trường mẫu giáo Xinnan vẫn là một công trình công cộng thành công về mặt tổ chức không gian, thẩm mỹ và sự đối thoại giữa con người với công trình.

Trường mẫu giáo Xinnan là một dự án thiết kế kiến trúc của Jin Niu tại Trung Quốc. Mặc dù gặp nhiều bất cập về mặt dữ liệu thiết kế và tài chính, nhưng trường mẫu giáo Xinnan vẫn là một công trình công cộng thành công về mặt tổ chức không gian, thẩm mỹ và sự đối thoại giữa con người với công trình.

 

Thông tin công trình:

  • Kiến trúc sư: Jin Niu.
  • Thiết kế: Diandian Liu, Xiaoda Lin, Shihuai Liu.
  • Địa chỉ:  Hồ Nam, huyện Tường An, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
  • Kỹ sư kết cấu: Ruobing Bai, Weijun Zheng
  • Diện tích: 3900m2
  • Năm dự án: 2017
  • Ảnh: Chao Zhang
Phối cảnh tổng thể công trình

Lần đầu tiên đặt chân đến vị trí khu đất của trường mẫu giáo Xinnan, kiến trúc sư Jin Niu đã cảm thấy đôi chút hụt hẫng và thất vọng. Bởi, nhìn quanh ngôi làng cạnh đảo Hạ Môn này, ta chỉ có thể nhìn thấy những cánh đồng cằn cỗi và những ngôi nhà nông thôn lộn xộn. Nơi đây chẳng có nguồn tư liệu thiết kế dồi dào, thú vị cũng như bất cứ cảnh quan đặc sắc nào.

Một góc tiểu cảnh trường mẫu giáo.

Ngôi trường là một dự án phục vụ sinh kế của người dân bản địa, chủ yếu đáp ứng nhu cầu giáo dục đang ngày càng gia tăng cho những trẻ mẫu giáo đến từ một số làng lân cận. Nguồn đầu tư cho dự án này cũng khá hạn hẹp với quy mô 3900m2 cho 12 lớp học, chi phí xây dựng là 2000yuan/m2 (tương đương 6 000 000/m2) bao gồm cảnh quan, thiết bị, nội thất đơn giản… Thêm vào đó, công trình sẽ được bàn giao trực tiếp cho người sử dụng.

Mặc dù tồn tại nhiều bất lợi về khu đất và kinh tế, kiến trúc sư Jin Niu và đội ngũ của ông vẫn nỗ lực hết mình tìm phương án để giải quyết bài toàn này.

SỰ TƯƠNG TÁC

“Bộ mặt” của thị trấn Đông Liêu chẳng khác mấy so với các thị trấn khác trong khu vực ngoại thành xung quanh. Người dân quê sống trên mảnh đất của chính họ, và dành dụm tiền xây nhà, cơ bản là tuân theo nguyên tắc “tiết kiệm và thực dụng” về phương ngang, phương đứng và quy luật. Các cửa đi và cửa sổ đặt ngẫu nhiên, nhưng vẫn chiếu theo công năng nội thất bên trong công trình.

Về thẩm mỹ, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, gạch đỏ sẽ được phủ thêm lớp trang trí với nét đặc trưng vùng Mân Nam để mang lại vận may cho người trong nhà. Sau khi các ngôi nhà được xây mô phỏng lẫn nhau thì nó trở thành kiểu kiến trúc phổ biến nơi đây. Vì thế, đối với ngôi trường mẫu giáo gần 4000m2 sắp được xây dựng trong ngôi làng này thì nó nên trở thành một công trình công cộng vô tiền khoáng hậu. Câu hỏi đặt ra là: “Nó sẽ trông như thế nào?”

Một góc tiểu cảnh trường mẫu giáo.

Nhóm kiến trúc sư không có ý định tạo ra một sinh vật ngoài hành tinh, mặc dù trường mẫu giáo luôn được biết đến là “ăn diện lòe loẹt”.

Chính vì vậy, công trình trường mẫu giáo được thiết kế như một chiếc hộp vuông, tương tự với kiến trúc dân dụng xung quanh. Hình dáng được đơn giản hóa tối đa, diện tích tường ngoại thất đạt đến tối thiểu, từ đó giảm thiểu chi phí xây dựng. Cửa đi và cửa sổ được sắp đặt phù hợp với công năng. Phòng học và phòng sinh hoạt của trẻ được giải phóng để cung cấp ánh sáng cho không gian nội thất nhiều nhất có thể. Tường ngoại thất được trang trí bằng loại gạch đỏ địa phương vùng Mân Nam.

Tuy nhiên, vẫn có một vài thay đổi thú vị trong việc xây dựng tạo nên sự khác biệt nhẹ so với những ngôi nhà nông thôn lân cận. Nó mang lại nét đẹp và tính đương đại cho công trình. Sau khi được xây dựng, một vài giáo viên mới không thể nhận ra đâu là ngôi trường mẫu giáo vì nó gần như hòa hợp với kiến trúc dân dụng xung quanh. Họ cảm thấy đây là ngôi trường đặc biệt, rất khác với kiểu kiến trúc trường học thường gặp.

Sơ đồ giao thông trong công trinh.

SỰ TƯƠNG PHẢN

Xét cho cùng, “bộ mặt” của ngôi trường không phải mối quan tâm chính của nhóm kiến trúc sư. Họ đã cố gắng giải quyết ngoại thất công trình với sự tiết chế tối đa. Các kiến trúc sư đã dành khá nhiều thời gian chú trọng vào việc thể hiện không gian nội thất của ngôi trường.

Đầu tiên, họ tạo ra các khoảng sân trong và các chức năng chính của công trình được bố trí dựa theo các sân. Nhờ đó mà không gian được thông thoáng và chiếu sáng hợp lí. Hai sân trong chính được thiết kế thành hai hình tròn lớn và nhỏ, tạo nên sự tương phản hình học rõ ràng giữa sân tròn và khối vuông. Công trình trông khá giống một miếng phô mai khổng lồ. Sân lớn được sử dụng cho các hoạt động ngoài trời, còn sân nhỏ thì được trồng cây nhằm báo hiệu sự giao mùa.

Màu sắc và vật liệu chủ đạo chính trong không gian nội thất là màu trắng mịn tinh khiết, còn sàn lại được trang trí bằng các màu sắc năng động nhằm kích hoạt bầu không khí trường học. Mặc dù tạo ra sự tương phản lớn với phần gạch đỏ trên mặt đứng, nhưng cách phối hợp này lại mang đến sự liền mạch trong không gian.

Do chi phí xây dựng hạn hẹp, không đủ ngân sách cho việc đóng trần các khu vực công cộng, nhóm kiến trúc sư đã cố gắng làm cho phần dầm lộ ra một cách thông minh nhất cũng như ẩn vào phần nội thất công trình. Bên cạnh đó, họ cũng đã giải quyết vấn đề vị trí của tất cả các loại đường ống kỹ thuật nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho bề mặt công trình.

Mặt cắt phối cảnh công trình.

Trên thực tế, các kiến trúc sư có chủ đích tạo ra sự tương phản giữa bên trong và bên ngoài, giữa vuông và tròn và giữa sắc đỏ và sắc trắng. Họ trông đợi được nhìn thấy sự bất ngờ của trẻ khi chúng bước vào ngôi trường. Họ muốn ngôi trường mang lại cho những đứa trẻ một trải nghiệm khách hẳn với đời sống thường nhật.

SỰ TUẦN HOÀN

Luôn có một mối liên hệ không thể tách rời giữa chuyển động và không gian, và một thiết kế động sẽ hấp dẫn hơn nếu nó kích hoạt được tiềm năng của các hoạt động. Trẻ em ở độ tuổi này dường như có một nguồn năng lượng bất tận để vui chơi. Trượt đuổi nhau liên tục nhưng đối với chúng, việc đó luôn đầy mời gọi và thú vị.

Sự hiện diện của hai khoảng sân trong, một to và một nhỏ, cung cấp sân khấu cho những hoạt động này. Không gian chức năng chính của trường xoay quanh hai sân, tạo thành hình số “8”. Tại đây, sự chuyển động của vòng lặp vô hạn được tạo ra, nhẹ nhàng và lưu loát, với ít cạnh và góc hơn. Điều này có lợi hơn cho cách hoạt động hàng ngày của trẻ.

Mặt bằng trệt tổng thể.
Mặt bằng lầu 1.
Mặt bằng lầu 2.

Do những điều kiện thực tế phức tạp, quá trình thi công đã không thể diễn ra suôn sẻ. Các kiến trúc sư có không nhiều sự lựa chọn về vật liệu và thủ công, một vài nuối tiếc là không thể tránh khỏi , nhưng , hiển nhiên các kiến trúc sư và cộng sự đã cố gắng hết sức. Về bản thân thiết kế, có nhiều điểm chưa được lưu tâm thích đáng và cần được cải thiện. May mắn là, ý tưởng ban đầu của ngôi trường được duy trì đến cuối cùng.

Vào thời điểm thấy những đứa trẻ chạy nhảy tự do trong khoảng sân đầy nắng, nghe thấy một giáo viên trẻ trên bục giảng tâm sự về quyết định đến đây bởi cô ấy thích ngôi trường này, có thể thấy các kiến trúc sư đã làm được một điều có ý nghĩa.

Hiệu trưởng ngôi trường bảo rằng:  “Nếu trường mẫu giáo này được xây dựng ở thành phố, hẳn sẽ tốt hơn nhiều”. Tuy nhiên, nếu vậy nó sẽ trở thành một công trình khác,với một câu chuyện khác hẳn. Trên thực tế thì, đó không phải do địa điểm xây dựng trường mà là sự cải thiện của tổng thể xây dựng khu vực đòi hỏi sự nỗ lực chung từ mọi phía trong cộng đồng.

Đó là một chặng đường dài. Hãy truyền cảm hứng cho nhau và tiếp tục tiến lên phía trước.